CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Sàn UPCOM là gì? Sàn Chứng khoán UPCOM giao dịch thế nào?

    10 Phút
    Cập nhật 26/04/2024 08:16

    Sàn UPCOM là một trong 03 sàn giao dịch chứng khoán chính thức tại Việt Nam hiện nay. Với những ưu điểm nổi trội về số lượng mã chứng khoán do quy định đăng ký được nới lỏng, nhưng chất lượng các mã chứng khoán lại có sự chênh lệch khá lớn với sàn HOSEsàn HNX.


    Vậy sàn Upcom là gì? Sàn Upcom giao dịch thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến sàn Upcom.  


    1. Sàn UPCOM là gì?

    Sàn chứng khoán UPCOM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch chứng khoán được thành lập và vận hành bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), nền tảng giao dịch trực tuyến dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết.


    Sàn giao dịch này được thành lập vào năm 2009 với chỉ 10 công ty ban đầu, nhưng hiện tại đã phát triển đến mức có hàng trăm công ty lớn nhỏ tham gia.


    Thông tin:

    Sàn giao dịch

    UPCOM (Unlisted Public Company Market)

    Năm thành lập

    26/06/2009

    Thành lập bởi

    Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

    Quy định

    Ủy ban chứng khoán nhà nước

    Số lượng công ty

    ~ 863 doanh nghiệp (tháng 06/2022)

    Sản phẩm giao dịch

    Cổ phiếu & Trái phiếu

    Vốn hoá

    ~25,1 nghìn tỷ VNĐ (ngày 10/03/2022)

    Thanh khoản

    1 nghìn tỷ VNĐ (trung bình 20 phiên gần đây)

    Chỉ số chứng khoán

    UPINDEX


    Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn mối quan hệ giữa sàn Upcom với 02 sàn HNX và HOSE. 


    2. Quan hệ giữa sàn Upcom, HOSE và HNX

    Upcom được xem như một trạm trung chuyển của các loại cổ phiếu trước khi chính thức niêm yết trên 02 sở giao dịch HNX và HOSE. Các công ty đại chúng được tạo điều kiện huy động vốn từ thị trường chứng khoán với các điều kiện đăng ký không quá khắt khe. Tuy nhiên, các công ty tại UPCOM vẫn phải tuân thủ các quy định về tài chính và công bố thông tin theo luật chứng khoán Việt Nam.


     Quan hệ giữa sàn Upcom, HOSE và HNX


    Các công ty đã giao dịch tại Upcom trên 02 năm sẽ có điều kiện đăng ký niêm yết trên HOSE và HNX mà không yêu cầu việc chào bán cổ phiếu ra công chúng trước đó. Ngoài ra, các công ty bị huỷ niêm yết tại HOSE và HNX cũng có thể tiếp tục đăng ký giao dịch tại Upcom khi đáp ứng các yêu cầu đăng ký tại đây.


    Dù vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn so với sàn HOSE và sàn HNX, sàn UPCOM đã đạt được thành tích nổi bật và đóng vai trò không thể thiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam.


    Dữ liệu so sánh của 03 sàn chứng khoán Việt Nam

    Dữ liệu so sánh của 03 sàn chứng khoán Việt Nam. Nguồn: stockbiz.vn


    Ưu điểm của UPCOM so với HOSE và HNX:


    • Điều kiện đăng ký và duy trì trạng thái giao dịch dễ dàng hơn, giúp thu hút được số lượng lớn các công ty với đa dạng quy mô, nhỏ, vừa và lớn tham gia giao dịch.


    • Biên độ giao động giá cao hơn, giúp gia tăng lợi nhuận cho các trader.


    • Thời gian giao dịch khớp lệnh liên tục dài hơn, và có thể giao dịch cổ phiếu lẻ.


    Nhược điểm của UPCOM so với HOSE và HNX:


    • Thanh khoản thấp hơn dù số lượng công ty đăng ký giao dịch trên sàn lớn.


    • Chất lượng công ty bị đánh giá thấp hơn, kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.


    • Rủi ro cao hơn vì biên độ giao dịch cao và thanh khoản thấp, mà có xu hướng đầu cơ cao.

    3. Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom

    Sàn Upcom được thành lập để giúp cho các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc bị hủy niêm yết tại hai sàn HNX và HOSE có thể thực hiện huy động vốn từ công chúng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy điều kiện tham gia trên sàn Upcom tương đối dễ dàng:


    • Hình thức công ty: là công ty đại chúng không niêm yết trên sàn HNX và HOSE hoặc đã bị huỷ niêm yết trên 02 sàn này. Hoặc là công ty cổ phần (CP) theo diện đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước; công ty TNHH một thành viên do công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đơn vị sự nghiệp công thành lập công ty CP.


    • Có vốn điều lệ từ 10 tỷ VNĐ trở lên, tính trên sổ kế toán từ thời điểm đăng ký giao dịch.


    • Lợi nhuận năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải dương và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký.


    • Các hoạt động đăng ký giao dịch trên sàn Upcom và các phương án huy động, sử dụng vốn thu được phải được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.


    Thời gian xét hồ sơ đăng ký giao dịch trên sàn Upcom cũng khá nhanh so với 02 sàn HOSE và HNX. Tối đa 15 ngày từ thời gian nhận đầy đủ hồ sơ, sở giao dịch chứng khoán phải có quyết định về việc chấp nhận hay không cho doanh nghiệp.


    Các doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại Upcom vẫn phải tuân thủ các quy định về việc công bố thông tin và điều kiện duy trì giao dịch liên quan nhằm đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Các vi phạm quy định sẽ dẫn đến việc cảnh cáo, hạn chế hoặc huỷ giao dịch tại đây.


    4. Những nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom

    Các cổ phiếu trên sàn Upcom có thể được phân chia thành 03 nhóm cổ phiếu chính theo vốn điều lệ hoặc vốn hoá, bao gồm:


    • Nhóm vốn hóa lớn (large-cap): với vốn hoá trên 10.000 tỷ VNĐ; tuy nhiên không có nhiều doanh nghiệp có vốn hoá lớn trên sàn Upcom.


    • Nhóm vốn hóa vừa (Mid-cap): với vốn hoá từ 5.000 – 10.000 tỷ VNĐ.  


    • Nhóm vốn hóa nhỏ (Small-cap): với vốn hoá dưới 5.000 tỷ VNĐ; đây là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất tại Upcom.


    Việc chia nhóm cổ phiếu thông dụng hơn so với việc phân chia theo vốn hoá chính là theo nhóm ngành nghề kinh doanh. Cách phân loại này giúp trader dễ dàng lựa chọn cổ phiếu theo các chu kỳ kinh tế hoặc sóng ngành để tìm kiếm lợi nhuận.


    Ngành nghề kinh doanh

    Mã cổ phiếu

    Dầu khí

    BSR, OIL, MST. PQN…

    Hoá chất

    DDV, DHB, HSI…

    Tài nguyên cơ bản

    KCB, BVG, FRC…

    Xây dựng và vật liệu

    AMS, C4G, G36…

    Dịch vụ công nghiệp

    CPI, DDH, DDM…

    Ô tô và phụ tùng

    DAS, GGG, VMA

    Thực phẩm và đồ uống

    BKH, BTB, C22…

    Hàng cá nhân và gia dụng

    ACG, FTM, HSM…

    Y tế

    DDN, CNC, DVN…

    Bán lẻ

    CEN, CPH, TH1…

    Viễn thông & Công nghệ thông tin

    FHS, EPH, CAB…

    Du lịch và giải trí

    DNT, BCV, VDT...

    Điện nước, xăng dầu, khí đốt

    BTU, DTB, HND...

    Ngân hàng

    ABB, PGB, NAB…

    Bảo hiểm

    ABI, BLI, AIC.

    Bất động sản

    HU6, NTC, PVR…

    Dịch vụ tài chính

    CSI, SBS, TCI…

    Trong đó, 05 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn Upcom là BSR, OIL, SBS, C4G và ABB.


    5. Cách mua cổ phiếu trên sàn Upcom

    Để mua bán cổ phiếu trên sàn Upcom, bạn cần phải có một tài khoản chứng khoán. Tài khoản này có thể mở trực tiếp tại các công ty môi giới hoặc mở trực tuyến thông qua App giao dịch của công ty môi giới. Ví dụ như công ty VPS (App Smartone), công ty Pinetree (App Alpha Trading), công ty TCBS (App TCInvest)…


    Sau khi có tài khoản, trader cần nạp tiền vào tài khoản. Các công ty môi giới thường không quy định số tiền nạp tối thiểu. Tuy nhiên, trader cần nạp số tiền tương ứng với số lượng và thị giá mã cổ phiếu mà mình muốn giao dịch hoặc số vốn đầu tư mà mình có. Ví dụ: Trader muốn mua 100 cổ phiếu mã SBS thị giá 8.000 VNĐ thì cần nạp tối thiểu 800.000 VNĐ + tiền phí giao dịch (thông thường là 0.1% ~ 0.35%).


    Để đặt lệnh mua cổ phiếu, trader chỉ cần điền mã cổ phiếu, giá và khối lượng tương ứng (giá và khối lượng theo quy định được giới thiệu trong mục tiếp theo của bài viết).


    Ví dụ: Trader cần mua 100 cổ phiếu SBS, sẽ đặt giá trong khoảng trần sàn (10.200 VNĐ – 7.600 VNĐ) và khối lượng tương ứng theo vốn đầu tư (sức mua hiện tại).


    Cách mua cổ phiếu trên sàn UpcomCách mua cổ phiếu trên sàn Upcom


    6. Quy định giao dịch trên sàn Upcom

    6.1 Đơn vị giao dịch

    + Giao dịch lô chẵn: hiện tại sàn Upcom sẽ thực hiện giao dịch lô chẵn 100 CP/ lần đặt lệnh theo quy định từ UBCKNN.


    + Giao dịch lô lẻ: Giao dịch lô lẻ từ 01 – 99 cổ phiếu sẽ được diễn ra khi có lệnh đặt đối ứng giữa bên mua và bên bán trong thời gian giao dịch quy định hoặc thực hiện các lệnh giao dịch thỏa thuận.


    6.2 Giờ giao dịch


    Ngày giao dịch

    Thứ Hai – Thứ Sá

    Phiên

    Phương thức giao dịch

    Giờ giao dịch

    Phiên sáng

    Khớp lệnh liên tục & giao dịch thỏa thuận

    9:00 – 9:15

    Nghỉ giữa phiên: 11:30 – 13:00

    Phiên chiều

    Khớp lệnh liên tục & giao dịch thỏa thuận

    13:00 – 14:30


    Thời gian nghỉ giao dịch vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ quốc gia theo quy định chung. Các ngày lễ nghỉ giao dịch sẽ được thông báo bởi các công ty chứng khoán tới khách hàng của mình.


    6.3 Biên độ dao động

    - Biên độ dao động giá vào ngày đầu lên sàn là ~ +/- 40%.

    - Biên độ dao động giá trong phiên sau ngày đầu giao dịch là +/- 14%.


    6.4 Giá tham chiếu  

    - Khác với giá tham chiếu tại HNX và HOSE do có phiên ATC, giá tham chiếu trên sàn Upcom được tính bằng trung bình gia quyền tất cả các giá giao dịch trong phiên khớp lệnh liên tục của sàn.


    - Giá tham chiếu giúp cho việc xác định giá trần, sàn đối với cổ phiếu trong phiên giao dịch của ngày hôm đó, cũng là khoảng giá trader có thể đặt mua, bán cổ phiếu.


    6.5 Các loại lệnh giao dịch


    Các loại lệnh trên sàn Upcom bao gồm:

    - Lệnh LO (lệnh giới hạn): lệnh được đặt với mức giá và khối lượng mong muốn giao dịch của trader. Tuy nhiên chỉ được chấp nhận trong giới hạn biên độ giá trần, sàn của cổ phiếu.


    - Lệnh MP (lệnh thị trường): lệnh được đặt với giá đang khớp trên thị trường và trong biên độ giao động trần sàn của cổ phiếu.


    >> Hướng dẫn cách đặt lệnh mua bán chứng khoán(CHI TIẾT&TOÀN TẬP)


    6.6 Thời gian thanh toán

    - Thời gian thanh toán cổ phiếu là T+2, sau 02 ngày mua chứng khoán sẽ về tài khoản cho phép giao dịch bán.

    - Thời gian thanh toán tiền bán chứng khoán là T+1, sau 01 ngày bán chứng khoán tiền sẽ về tài khoản trader.


    >> T+0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì? Giao dịch T0 có hiệu quả?


    7. Những câu hỏi hay gặp về sàn Upcom

    #7.1 Sàn Upcom có an toàn không?

    Có. Sàn Upcom được thành lập và quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) theo quy định của UBCKNN nên hoàn toàn đảm bảo tính pháp lý và trader được bảo vệ lợi ích theo quy định pháp luật.


    Tuy nhiên giao dịch trên Upcom sẽ có rủi ro cao hơn với sàn HNX và HOSE vì quy định về chất lượng doanh nghiệp được nới lỏng hơn.


    #7.2 Sàn Upcom có bao nhiêu mã chứng khoán?

    Số lượng đăng ký giao dịch hiện tại trên Upcom là 863 doanh nghiệp, tương ứng với 863 mã chứng khoán. Tuy nhiên, số lượng thực sự giao dịch có thanh khoản sẽ thấp hơn và thay đổi theo thời gian khi số lượng đăng ký mới và huỷ niêm yết diễn ra.


    #7.3 Có nên giao dịch ở sàn Upcom không?

    Tuy chất lượng công ty đăng ký giao dịch tại sàn Upcom không được đánh giá cao như tại sàn HOSE và HNX, nhưng vẫn có những doanh nghiệp tiềm năng với thanh khoản cao. Tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro và đánh giá cổ phiếu của trader mà có lựa chọn giao dịch tại đây hay không.


    #7.4 Quan hệ giữa sàn Upcom và sàn OTC là gì?

    Sàn Upcom và sàn OTC không có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Tuy nhiên công ty thực hiện giao dịch OTC có thể đăng ký giao dịch trên sàn Upcom khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.


    #7.5 Công ty niêm yết ở HOSE và HNX có thể chuyển sang UPCOM không?

    Có. UPCOM là sàn giao dịch chấp nhận các công ty bị huỷ niêm yết tại HOSE và HNX mà vẫn đáp ứng điều kiện đăng ký giao dịch tại đây. Tuy nhiên trader cần lưu ý khi giao dịch cổ phiếu các công ty này vì việc huỷ niêm yết cho thấy những bất ổn về chất lượng và tính minh bạch của doanh nghiệp.

     

    ▌ Các bài liên quan đến [chứng khoán]


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Chỉ số VNindex là gì? Toàn tập về chỉ số VN IndexVN Index là ký hiệu chung cho chỉ số chứng khoán Việt Nam. Nó được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Dựa trên chỉ số Vn Index các nhà đầu tư, những người chơi chứng khoán có thể phân tích, đánh giá về sự biến động của toàn thể thị trường trong một khung thời gian nhất định. Tương tự như vậy ở thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) ngoài chỉ số VN Index ra chúng ta có thêm một số chỉ số khác như HNX Index hay Upcom Index hay đối với chứng khoán Mỹ chúng ta có chỉ số S&P 500.
    Tác giả  Linh BuiInsights
    VN Index là ký hiệu chung cho chỉ số chứng khoán Việt Nam. Nó được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Dựa trên chỉ số Vn Index các nhà đầu tư, những người chơi chứng khoán có thể phân tích, đánh giá về sự biến động của toàn thể thị trường trong một khung thời gian nhất định. Tương tự như vậy ở thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) ngoài chỉ số VN Index ra chúng ta có thêm một số chỉ số khác như HNX Index hay Upcom Index hay đối với chứng khoán Mỹ chúng ta có chỉ số S&P 500.
    placeholder
    Top 10 cổ phiếu công nghệ đáng đầu tư nhất trên chứng khoán Mỹ&Việt NamTech stock- cổ phiếu công nghệ có lẽ là một trong những nhóm ngành cổ phiếu ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch COVID vừa qua và vẫn đang cho thấy một tương lai đầu tư tươi sáng. Mạng di động 5G, trí tuệ nhân tạo(AI) hay công nghệ internet vạn vật(IoT) đang nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người với sứ mệnh thay đổi cách vận hành của thế giới. Vì vậy, chúng ta có nên đầu tư cổ phiếu và nên mua cổ phiếu nào? Nếu chọn 10 cổ phiếu tiềm năng đáng đầu tư, bạn sẽ chọn cổ phiếu nào?
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Tech stock- cổ phiếu công nghệ có lẽ là một trong những nhóm ngành cổ phiếu ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch COVID vừa qua và vẫn đang cho thấy một tương lai đầu tư tươi sáng. Mạng di động 5G, trí tuệ nhân tạo(AI) hay công nghệ internet vạn vật(IoT) đang nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người với sứ mệnh thay đổi cách vận hành của thế giới. Vì vậy, chúng ta có nên đầu tư cổ phiếu và nên mua cổ phiếu nào? Nếu chọn 10 cổ phiếu tiềm năng đáng đầu tư, bạn sẽ chọn cổ phiếu nào?
    placeholder
    Top 20 các mã chứng khoán tốt hiện nay và tăng trưởng tốt nên đầu tư 2024 Để lựa chọn được mã cổ phiếu tiềm năng đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và kiến thức thị trường chuyên sâu. Còn với các nhà đầu từ mới, các bạn nên lựa chọn những mã chứng khoán phổ biến, chúng mang tính ổn định cao. Những mã này thường thuộc các công ty đa quốc gia, độ rủi ro là rất thấp. Cùng mình đến phần tiếp theo để xem top 7 mã chứng khoán tốt nhất năm 2024.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Để lựa chọn được mã cổ phiếu tiềm năng đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và kiến thức thị trường chuyên sâu. Còn với các nhà đầu từ mới, các bạn nên lựa chọn những mã chứng khoán phổ biến, chúng mang tính ổn định cao. Những mã này thường thuộc các công ty đa quốc gia, độ rủi ro là rất thấp. Cùng mình đến phần tiếp theo để xem top 7 mã chứng khoán tốt nhất năm 2024.
    placeholder
    Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2024: Cách đầu tư chứng khoán Việt NamThị trường chứng khoán(TTCK) ngày càng phát triển. Ngày nay người ta xem nó như một kênh đầu tư mới bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống. So với thời kỳ đầu, các nhà đầu tư đã có nhiều sự lựa chọn hơn cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những hình thức đầu tư chứng khoán Việt Nam, nhiều trader cũng hứng thú với hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế, trong đó điển hình là đầu tư vào chứng khoán Mỹ.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Thị trường chứng khoán(TTCK) ngày càng phát triển. Ngày nay người ta xem nó như một kênh đầu tư mới bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống. So với thời kỳ đầu, các nhà đầu tư đã có nhiều sự lựa chọn hơn cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những hình thức đầu tư chứng khoán Việt Nam, nhiều trader cũng hứng thú với hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế, trong đó điển hình là đầu tư vào chứng khoán Mỹ.
    placeholder
    VN30 là gì? Chỉ số VN30 gồm những mã nào? Trong số 410 công ty đang niêm yết trên HOSE, người ta thành lập một bộ chỉ số chuyên biệt dựa trên các phương pháp sàng lọc khắt khe, bao gồm các chỉ số như VN30, VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Trong đó, VN30 là chỉ số Largecaps (các cổ phiếu vốn hóa cao) đầu tiên được HOSE triển khai và là chỉ số Largecaps quan trọng nhất.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Trong số 410 công ty đang niêm yết trên HOSE, người ta thành lập một bộ chỉ số chuyên biệt dựa trên các phương pháp sàng lọc khắt khe, bao gồm các chỉ số như VN30, VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Trong đó, VN30 là chỉ số Largecaps (các cổ phiếu vốn hóa cao) đầu tiên được HOSE triển khai và là chỉ số Largecaps quan trọng nhất.
    Ad